Hướng dẫn đo điện áp bằng các dòng đồng hồ vạn năng VOM

Điện áp là một giá trị cơ bản trong điện tử, bạn có thể thấy được giá trị điện áp hầu như ở mọi thiết bị điện xung quanh ta. Mỗi thiết bị đều cần phải được cung cấp một giá trị điện áp cụ thể để hoạt động. Vậy làm cách nào có thể đo lường được giá trị điện áp? Mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây

Có những loại điện áp nào?
Trước khi tìm hiểu về cách đo lường điện áp chúng ta cần phải biết được có bao nhiêu loại điện áp. Thông thường, điện áp sẽ được chia thành hai loại là điện áp xoay chiều (VAC) và điện áp một chiều (VDC)

Điện áp xoay chiều (VAC): là điện áp thường thấy ở mạng lưới điện gia dụng hay nói cách khác chính là điện áp ở các ổ điện mà chúng ta dùng trong gia đình nó thường nằm ở mức 220V đến 240VAC, thường sử dụng cho các thiết bị điện lớn như tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy quạt, máy giặt…
Điện áp một chiều (VDC): thường là điện áp cung cấp cho các thiết bị điện có kích thước nhỏ, thiết bị cầm tay như remote, điện thoại, máy ảnh… hình thức cung cấp điện áp một chiều thường là qua pin (Bạn có thể đọc thông số điện áp một chiều của pin trên vỏ của nó
Pin 9V Ví dụQuan sát thông số trên vỏ pin Panasonic ở bên cạnh. Bạn sẽ thấy thông số 9V => ở đây biểu thị pin này sẽ cung cấp một điện áp xoay chiều là 9VDC
“Kiểm tra dung lượng pin xem có còn đúng với điện áp ghi trên vỏ hay không củng là một ứng dụng nhỏ của đo điện áp”

Ví dụ: Quan sát thông số trên vỏ pin Panasonic ở bên cạnh. Bạn sẽ thấy thông số 9V => ở đây biểu thị pin này sẽ cung cấp một điện áp xoay chiều là 9VDC
“Kiểm tra dung lượng pin xem có còn đúng với điện áp ghi trên vỏ hay không củng là một ứng dụng nhỏ của đo điện áp”
Sử dụng thiết bị gì để đo điện áp?
Chúng ta sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt, sử dụng gia tốc kế để đo gia tốc thì với điện áp củng vậy để có thể đo được điện áp (Volt) chúng ta sẽ sử dụng một thiết bị gọi là Volt kế (Voltmeter – VOM). Tại Việt Nam chúng ta thường gọi thiết bị này với tên gọi là đồng hồ đo điện (hoặc đồng hồ vạn năng)

Đồng hồ vạn năng cho phép bạn đo lường cả hai giá trị của điện áp là điện áp xoay chiều một cách nhanh và đơn giản nhất. Trong lịch sử phát triển của đồng hồ vạn năng lại được chia thành hai nhóm chính (1) là đồng hồ vạn năng điện tử (2) là đồng hồ vạn năng kim

Có thể bạn quan tâm
Những điểm khác nhau giữa đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng số
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp
1. Cách đo điện áp với đồng hồ vạn năng số

Cách đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng số Cách đo điện áp một chiều bằng đồng hồ vạn năng số
Đo điện áp một chiều

Bước 1: Cắm que đỏ (+) vào cổng VΩHz, que đen (-) vào cổng COM
Bước 2: Mở đồng hồ và vặn núm điều chỉnh sang thang đo điện áp (V~)
Bước 3: Nhìn lên màn hình hiển thị xem đã đúng thang đo một chiều (DC) chưa (Nếu chưa chuyển về AC bằng nút SELECT)
Bước 4: Chập que đo màu đỏ vào cực dương và que màu đen vào cực âm theo chiều dòng điện trong mạch
Bước 5: Đọc giá trị hiển thị điện áp một chiều trên màn hình của VOM
Đo điện áp xoay chiều

Bước 1: Cắm que đỏ (+) vào cổng VΩHz, que đen (-) vào cổng COM
Bước 2: Mở đồng hồ và vặn núm điều chỉnh sang thang đo điện áp (V~)
Bước 3: Nhìn lên màn hình hiển thị xem đã đúng thang đo xoay chiều (AC) chưa (Nếu chưa chuyển về AC bằng nút SELECT)
Bước 4: Chập que đo màu đỏ vào cực dương và que màu đen vào cực âm theo chiều dòng điện trong mạch
Bước 5: Đọc giá trị hiển thị điện áp một chiều trên màn hình của VOM
2. Cách đo điện áp với đồng hồ vạn năng kim

Cách đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng kim
Đo điện áp một chiều

Bước 1: Cắm que đỏ vào cổng (+), que đen vào cổng (-)
Bước 2: Vặn núm điều chỉnh về khu vực thang đo điện áp một chiều (DCV)
Bước 3: Chọn dải đo phù hợp để có độ chính xác cao nhất (Ví dụ bạn đo điện áp của một viên pin 9V hãy chọn thang đo ở mức gần nhất. Trên hình là 12V như vậy kết quả đo sẽ chính xác nhất)
Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao.
Bước 5: Đọc giá trị hiển thị điện áp một chiều hiển thị
Đo điện áp xoay chiều

Bước 1: Cắm que đỏ vào cổng (+), que đen vào cổng (-)
Bước 2: Vặn núm điều chỉnh về khu vực thang đo điện áp một chiều (ACV)
Bước 3: Chọn dải đo phù hợp để có độ chính xác cao nhất (Ví dụ bạn đo điện áp điện áp 220V hãy chọn dải đo lớn liền kề với giá trị này trên đồng hồ. Chúng ta có thể thấy lớn hơn 220V sẽ có hai giá trị là 300V và 1000V tuy nhiên khi chọn dải đo ở mức 300V độ chính xác sẽ cao hơn)
Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ
Bước 5: Đọc giá trị hiển thị điện áp xoay chiều hiển thị

Chúc các bạn thành công!

2 thoughts on “Hướng dẫn đo điện áp bằng các dòng đồng hồ vạn năng VOM

  1. https://romantik69.co.il says:

    This is the perfect blog for anyone who wishes to find out about this topic. You understand so much its almost hard to argue with you (not that I actually would want toÖHaHa). You definitely put a brand new spin on a topic that has been discussed for many years. Excellent stuff, just great!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915166623